Khi con bạn bị đánh, bạn có nên dạy con đánh trả?

Khi con bạn bị đánh, bạn có nên dạy con đánh trả?

Trong quá trình trưởng thành, trẻ nhỏ va chạm với bạn bè cùng lứa là chuyện khó tránh khỏi. “Khi con tôi bị đánh, tôi có nên dạy con đánh trả?”. Thân làm cha mẹ vừa sợ con yêu của mình bị những đứa trẻ nghịch ngợm khác bắt nạt, lại vừa sợ dưới sự khuyến khích của mình, con lại trở thành đứa trẻ nghịch ngợm hay đi bắt nạt những đứa trẻ khác. Làm cha mẹ nên như thế nào? Con bị đánh, có nên cổ vũ con đánh lại không?

Các bậc phụ huynh ở phương Tây khi con bị đánh hoặc bị bắt nạt, họ sẽ dạy con như thế nào?

Dạy con dùng lời nói để ngăn lại hành vi của đối phương

Dạy con học cách dùng lời nói để thể hiện thái độ của mình với đứa trẻ đang đánh hoặc đang bắt nạt bé, ngữ khí phải kiên định, trung lập, hơn nữa không được có tính công kích. Ví dụ như các cách nói dưới đây:

“Mình không thích bạn làm như vậy đâu!”

“Bạn không được đánh người khác!”

“Bạn đánh người khác là không đúng đâu!”

“Cô giáo nói không được đánh người!”

Đối với trẻ nhỏ, khi chúng có hành vi tấn công, ví dụ như xô đẩy, đánh hoặc đá, chúng vẫn chưa hiểu hành vi của mình sẽ làm người khác bị thương, chúng chỉ là không thể điều khiển được tâm tư tình cảm của mình, cũng không biết dùng cách thức đúng đắn nào để biểu đạt tâm tư tình cảm. Khi con bạn kiên định nói ra thái độ của mình với trẻ có hành vi tấn công, nhiều tình huống trẻ có hành vi tấn công sẽ dừng không đánh nữa.

Hét lên với đối phương

Nếu dùng lời nói để ngăn chặn mà không có hiệu quả, đối phương vẫn tiếp tục hành vi tấn công, trong tình huống này có thể dạy trẻ kêu thét hoặc gào thét với đối phương, ví dụ như

“Không được đánh người khác!!!”

“Dừng tay!!!”

Khi hét to những câu này âm thanh phải kiên định, ánh mắt phải nhìn thẳng vào đối phương, hơn nữa để tay vào trước ngực làm tư thế tự vệ. Nếu đối phương vẫn không ngừng tấn công, thì hét lớn nhờ giúp đỡ, để các bạn nhỏ xung quanh và người lớn đều có thể nghe thấy, ví dụ như:

“Cô giáo, có bạn đánh em!”

Chủ động rời khỏi hiện trường

Dạy trẻ rời khỏi hiện trường “Nơi diễn ra đánh nhau” cũng là một cách rất hay. Khi xảy ra xung đột mà đứa trẻ đối phương có hành vi tấn công, con mình không nhất định phải đối chọi gay gắt. Rất nhiều phụ huynh sẽ nói, nếu không như vậy con mình sẽ không bị bắt nạt nữa? Không phải là dễ dàng cho đứa trẻ kia sao? Thực ra không phải như vậy. Chủ động rời khỏi hiện trường, không nhất định là biểu hiện của sự yếu đuối và hèn nhát, mà có thể là thể hiện của sự tự tin, khoan dung và sự dũng cảm. Nó không chỉ giúp bản thân không bị nguy cơ bị thương mà còn khiến trẻ phát hiện ra những điều khác tốt đẹp hơn. Ví dụ, 2 đứa trẻ đều tranh giành cùng một chiếc ô tô đồ chơi mà không ai chịu nhượng bộ, một đứa trong hai đứa bắt đầu dùng các hành vi xô đẩy đạp đánh, khi đó sau khi đứa trẻ còn lại chủ động rời đi, có thể có cơ hội phát hiện ra đồ chơi khác hoặc chơi với những đứa trẻ khác. Đó không phải là hèn nhát, mà chính là sự thông minh, giúp chúng ta nhìn thấy nhiều hơn những điều có thể trong cuộc sống chứ không chỉ đưa ánh mắt nhìn tại một thời điểm một sự việc.

Câu chuyện của những bé trai

Tu Tu và Tiểu Trí là những bé trai 5 tuổi, lần đầu chơi cùng nhau, thì đã chẳng vui vẻ gì.

Lúc bắt đầu, hai cậu nhóc vì một món đồ chơi mà giành giật nhau, Tu Tu dơ tay đánh Tiểu Trí một cái, Tiểu Trí cáu giận gào to: “Bạn làm vậy là không đúng đâu!” không ngờ Tu Tu chẳng những không thay đổi, ngược lại dơ tay dơ chân đánh đạp Tiểu Trí mạnh hơn, lúc đó mẹ của 2 đứa trẻ bắt đầu can thiệp, một người nói: “Có chuyện gì thế, không được đánh nhau!” Người còn lại nói: “ Con làm đúng lắm, đứa trẻ không đánh nhau là đứa trẻ ngoan.”

Đúng lúc đó, Tu Tu vỡ òa, bắt đầu khóc lớn, lăn qua lăn lại, không chịu nghe lời…Còn Tiểu Trí được mẹ khen ngoan, rời xa hỏi chỗ đánh nhau và đến bên cạnh mẹ.

Câu chuyện vẫn còn chưa xong, Tu Tu khóc mãi và không ngừng lăn dưới nền nhà không chịu dậy, mẹ của cậu bé đành bế cậu bé sang một bên để dạy bảo, nửa giờ đồng hồ sau, Tu Tu và mẹ quay trở lại, tuy mẹ bảo cậu bé xin lỗi Tiểu Trí, nhưng cậu bé chạy trốn và không xin lỗi.

Mẹ Tu Tu xấu hổ nói: “Con nhà tôi tính khí nóng nảy, xem Tiểu Trí nhà chị thật là ngoan ngoãn, nghe lời.” Thực ra mọi người đều biết ý ngầm của cô là: “Đứa bé Tiểu Trí này thật là ngốc, bị đánh mà không đánh trả. Tu Tu nhà ta thật là thông minh, vừa được lợi lại còn khóc la lối om xòm, để bọn họ ngại không dám nói gì nữa.” Về vấn đề này, mẹ Tiểu Trí chỉ cười cho qua chuyện.

Đối với đứa trẻ bị đánh tại sao không dạy bé “Đánh trả”, mẹ Tiểu Trí nói như này: “ Con trai thì phải bao dung độ lượng, giúp trẻ học được khoan dung và nhẫn nại từ lúc còn bé thì sau này trưởng thành trẻ sẽ vui vẻ hạnh phúc hơn, cũng không cần lo lắng trẻ ở ngoài gây chuyện không hay.”

Khoan dung là một phẩm đức, cũng là một sự khôn ngoan, nếu phụ huynh dạy con biết khoan dung, như vậy trẻ sẽ biết cách khôn khéo khi giao tiếp, tiếp xúc với các bạn. Học được cách khoan dung, là đã có được một phần của mối quan hệ tốt; Quan hệ giữa người với người mà tốt đẹp thì cuộc sống cũng sẽ vui vẻ. Khoan dung là một phẩm chất vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là, khoan dung cũng giúp trẻ có thể phát triển lành mạnh trong xã hội.

Làm sao để sửa đổi tật xấu lòng dạ hẹp hòi của trẻ?

(1) Tạo ra cơ hội để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với những trẻ cùng lứa tuổi.

(2) Khi trẻ có mâu thuẫn và xung đột trong các mối quan hệ giao tiếp với các bạn, phụ huynh không được thiên vị bênh vực con mình, phải giúp trẻ tự đánh giá đúng bản thân.

(3) Khi trẻ có mâu thuẫn với bạn cùng chơi, phụ huynh phải giúp trẻ suy nghĩ lại nguyên nhân sự việc, kiểm điểm lỗi sai của mình, khoan dung với lỗi sai và khuyết điểm của bạn.

(4) Nói cho trẻ biết là phải đối xử thành thật với bạn vè, cho dù người khác có những lỗi sai, thì cũng nên tha thứ.

(5) Người lớn phải làm gương cho trẻ nhỏ, khi gặp phải mâu thuẫn hoặc xung đột, phải khoan dung độ lượng, không tính toán so đo hơn thiệt.

Theo Loihayydep.vn

0 0 votes
Đánh giá bài viết