Học cách dạy con có 1-0-2 của ông bố phương Tây đã biến con mình từ học sinh cá biệt trở thành sinh viên đại học Havard

Học cách dạy con có 1-0-2 của ông bố phương Tây đã biến con mình từ học sinh cá biệt trở thành sinh viên đại học Havard

Câu chuyện vô cùng cảm động kể về một ông bố thông minh đã biến con trai mình từ một thành phần cá biệt trở thành một học sinh loại “A”. Là bất cứ người bố mẹ nào cũng nên đọc một lần câu chuyện này.

Trước khi kết thúc bậc tiểu học, cả gia đình chuyển tới Mỹ định cư. Không lâu sau đó, tôi bắt đầu học cấp 2 và trở nên ăn chơi lêu lổng. Vì thế, tôi làm tất cả giáo viên trong trường đau đầu với nhiều trò nghịch ngợm và sự lười học của mình.

Mỗi ngày, tôi mong ước có thể trở thành Michael Schumacher thứ 2 trên thế giới, anh ấy là một nhân vật rất nổi tiếng và đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc đua xe quốc tế. Tuy nhiên, vì hay mơ mộng như thế nên kết quả học tập của tôi rất tệ, đã rớt xuống loại “C”.

Thế rồi vào một ngày nọ, bố gặp tôi để nói chuyện về việc học ở trường. Ông ấy nhìn tôi và cười đầy ẩn ý: “Giáo viên của con bảo với bố rằng con đang mơ ước trở thành Michael Schumacher và không chịu học hành gì hết, có phải vậy không con?”

Giọng điệu của bố mang đầy hàm ý chế giễu và nó khiến một đứa trẻ 14 tuổi như tôi bị tổn thương lòng tự trọng, vậy nên tôi bực mình đáp: “Schumacher là thần tượng của con, anh ấy rất giống con, cũng là một người học dở và thậm chí còn bị 0 điểm khi còn đi học. Nhưng bố hãy nhìn xem, bây giờ anh ấy là tay đua hàng đầu thế giới”.

Tuy nhiên, bố lại cười lớn và càng làm tôi khó chịu hơn, ông đáp: “Anh ấy bị 0 điểm, nhưng con có bao giờ bị điểm 0 chưa, toàn là bị điểm C thôi”, rồi ông đưa bảng điểm cho tôi xem.

Tôi không thể tin được bố lại có thể cười nhạo vì tôi chưa bao giờ được 0 điểm. Tôi thấy thực sự bị tổn thương: “Vậy là bố muốn con bị 0 điểm sao?” Tôi bực bội vặn lại.

Ông ấy thong thả ngả người ra ghế, vừa cười vừa nói: “Đúng vậy. Đó là một ý hay. Chúng ta hãy cá cược thử xem. Nếu con có thể được 0 điểm, bố sẽ không nói bất cứ lời nào về việc học trên trường của con nữa, con có thể tự do làm những gì mình thích. Nhưng trước khi con có thể đạt được 0 điểm, con phải nghe lời bố, được không?”

Thế là chúng tôi đã đập tay vào nhau để giao kèo về chuyện này. Lúc đó tôi còn cười trong bụng sao lại có một ông bố vừa dễ thương lại vừa “ngớ ngẩn” như vậy.

Bố tôi nói tiếp: “Chúng ta đang bàn về bài kiểm tra, tuy nhiên, có một vài quy định. Con phải trả lời hết tất cả các câu hỏi, không được để trống câu nào, nếu không con sẽ vi phạm giao kèo của chúng ta, có đồng ý không?” Điều đó thật đơn giản và tôi đáp ngay: “Được thôi thưa bố!”

Sau đó, tôi làm bài kiểm tra đầu tiên. Tôi viết tên của mình và bắt đầu trả lời các câu hỏi. Được 0 điểm không có gì khó nhưng tôi đã không nhận ra vấn đề thực sự đằng sau nó. Câu hỏi đầu tiên: “Ai là tổng thống Mỹ chống lại phát xít trong thời kì chiến tranh thế giới thứ II: Carter, Roosevelt, hay Eisenhower?” Tôi biết đó là Roosevelt nhưng tôi đã cố ý chọn Eisenhower.

Hầu hết các câu hỏi tôi đều biết đáp án, nhưng chúng dần dần khó hơn và một vài câu tôi không biết trả lời nên tôi đã chọn đại một đáp án nào đó.

Khi ra khỏi lớp, tôi hơi lo lắng, nghĩ rằng đạt 0 điểm quả là không dễ như tôi nghĩ. Tôi nghĩ việc chọn đại câu trả lời cho những câu hỏi mà mình không biết có thể lại cho mình những điểm số ngoài mong đợi.

Khi nhận kết quả kiểm tra, tôi lại được điểm “C”, và nó làm tôi vô cùng buồn bã. Bố tôi bảo: “Hãy cố mà đạt 0 điểm ở lần tới. Nếu được 0 điểm, con sẽ hoàn toàn được tự do”. Tôi nghĩ ông ấy đã không biết là mình đang nói gì. Ông ấy lấy cơ hội tốt như thế này để cho tôi được tự do. Tôi nghĩ dù sao đi nữa thì được 0 điểm cũng dễ dàng hơn là được 100 điểm. Tôi còn nghĩ là mình có hi vọng.

Sau đó, tôi làm bài kiểm tra thứ 2, nhưng vẫn không đạt được 0 điểm. Lần thứ 3, thứ 4 tôi vẫn được điểm “C”.

Tôi nhận ra rằng để được 0 điểm thì mình cũng phải học chăm chỉ để biết đường mà chọn đáp án sai trong bài kiểm tra. Nói cách khác là tôi phải học cách trả lời đúng tất cả các câu hỏi.

Một năm sau, cuối cùng tôi cũng được điểm 0 đầu tiên. Điều này có nghĩa là tôi đã biết câu trả lời cho toàn bộ các câu hỏi nhưng tôi cố ý chọn sai tất cả.

Hôm ấy, bố tôi đã rất vui mừng, ông vào bếp nấu những món ăn tôi ưa thích để chúc mừng kết quả đạt được.

Ông dõng dạc tuyên bố một cách đầy tự hào: “Con trai, chúc mừng con. Cuối cùng con cũng đã được điểm 0.” Ông nháy mắt tôi và bảo: “Chỉ có những học sinh loại “A” mới biết làm thế nào để đạt điểm 0 và có thể bây giờ con đã biết điều đó. Con đã bị lừa rồi, ha ha ha …”

Đúng vậy, bố đã lừa tôi. Trong lần giao kèo này, tôi đã làm đúng như những gì ông ấy vạch ra. Ông đã khéo léo thay đổi mục tiêu, thay vì đạt 100 điểm thì ngược lại là mục tiêu đạt 0 điểm, vì thế mà đã làm tôi đồng ý ngay để thực hiện mục tiêu ấy.

Năm 18 tuổi, tôi đã được nhận vào trường Harvard và hoàn thành xong bậc thạc sĩ. Hiện tại tôi đang theo học tiến sĩ ở đây. Tôi đã viết một quyển sách và dịch nó. Tôi còn nhận được các giải thưởng trong lĩnh vực âm nhạc và biểu diễn.

Đến bây giờ tôi nhận ra rằng tôi không muốn là Schumacher nào hết, và tôi chỉ muốn được là chính mình – Liu Xuan.

——————–

Trong cuộc sống hiện đại, bố mẹ khi thấy kết quả học tập của con cái tệ hại thường dùng những biện pháp mạnh như đòn roi, đánh đập…mục đích cũng là muốn giúp con chăm chỉ học hành hơn, tuy vậy, những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời và thường khiến đứa trẻ thêm sợ hãi những trận đòn của bố mẹ nếu chẳng may bị kết quả kém trong học kì tới.

Cách dạy con thông minh của ông bố trên đã đi ngược lại với tư duy thông thường của chúng ta, ông dạy con dưới một hoàn cảnh không áp lực, không mắng chửi, không đòn roi, đầu tiên là đem lại lợi ích trước mắt cho đứa trẻ là nó hoàn toàn được tự do, làm những điều mình muốn nếu được điểm 0. Nhưng có một điều chắc chắn rằng không thể đạt điểm 0 trừ phi bạn phải bỏ trống tất cả các câu trả lời. Và để thực sự đạt được điểm 0 thì bắt buộc cần phải biết tất cả đáp án, từ đó mới có thể chọn câu trả lời sai được. Và điều này đã khiến cậu bé tự chủ động học tập mà không cần phải nhắc nhở hay la mắng. Đó chẳng phải rất khôn ngoan sao?

Nếu là bố mẹ và cũng rơi vào trường hợp này, hãy thử một lần áp dụng cách trên, biết đâu kì tích sẽ xảy đến với con bạn.

Theo Loihayydep.vn

0 0 votes
Đánh giá bài viết